GIỚI THIỆU
DỊCH VỤ Y TẾ
CHỈ DẪN
LỊCH KHÁM
THÔNG TIN HỮU ÍCH
TIN TỨC - SỰ KIỆN
  


Giờ làm việc:

- Từ thứ hai đến thứ sáu:
     + Sáng: 06g00 - 07g30
     + Trưa: 11g00 - 13g00
     + Chiều: 17g00 - 19g30

- Thứ  bảy: 7g30 - 11g00
- Chủ nhật và ngày lễ: Nghỉ
(Xin liên hệ qua điện thoại
để biết cụ thể hơn
)

Liên kết website:
1681585661benhtimmach.jpg
8048202313benhtimmach1.jpg
7557295236dientamdo.jpg
4199613139dientamdo1.jpg
3807040526family.jpg
5114939084family2.jpg
5258846206family1.jpg
1327805433family3.jpg
6345040992khambenh.jpg
2045706627vongtay.jpg
Thống kê truy cập:
 Đang online:  43
 Hôm nay:  1,640
 Hôm qua:  214
 Tuần này:  1,854
 Tuần trước:  1,867
 Tháng này:  22,174
 Tháng trước:  27,588
 Tất cả:  304,163
  Thông tin hữu ích 
   100 câu hỏi thường gặp về bệnh tim mạch 
Câu hỏi 2: Các biểu hiện cảnh báo bệnh tim mạch cần cấp cứu là gì? Xin cho biết cách phát hiện và đối phó khi gặp tình huống đó? - 02:43:00 PM | 01/05/2015

Câu hỏi 2: Các biểu hiện cảnh báo bệnh tim mạch cần cấp cứu là gì? Xin cho biết cách phát hiện và đối phó khi gặp tình huống đó?

 

Trả lời:

 

 
Một số biểu hiện cảnh báo bệnh lý tim mạch cần cấp cứu như sau:

-         Đau thắt ngực: bệnh nhân đau ngực dữ dội, cảm giác bị bóp nghẹt trong lồng ngực, vị trí cơn đau thường ở phía sau xương ức, đau lan lên vai trái, mặt trong cánh tay trái hoặc lan ra sau lưng… Đây là biểu hiện nghi ngờ bệnh nhồi máy cơ tim. Khi gặp người bệnh có biểu hiện triệu chứng như trên, bạn cần gọi người giúp đỡ đồng thời gọi cấp cứu 115 để họ xử trí ban đầu và đưa người bệnh tới bệnh viện, nếu không gọi được cấp cứu 115, bạn cần đưa người bệnh tới bệnh viện ngay lập tức, không để người bệnh tự đi khám.

-         Các biểu hiện ngừng tuần hoàn: người bệnh đột ngột ngất xỉu, mất phản ứng xung quanh, gọi hỏi không biết, ngừng thở, tím tái toàn thân, đôi khi có biểu hiện co giật hoặc mềm nhũn, có thể xuất hiện đại tiểu tiện không tự chủ. Bạn cần gọi người hỗ trợ và gọi cấp cứu 115 ngay lập tức. Đồng thời bạn cần ép tim – thổi ngạt cho người bệnh ngay. Tư thế ép tim như sau: người cấp cứu quỳ bên cạnh nạn nhân. Đặt hai tay của người cấp cứu (bàn tay phải trên mu bàn tay trái) lên 1/3 dưới xương ức của nạn nhân, ấn mạnh đồng thời cả hai tay cho lồng ngực nạn nhân xẹp xuống. Bạn cần ép tim liên tục thậm chí không cần động tác hà hơi thổi ngạt nếu bạn một mình cấp cứu nạn nhân.

-         Các dấu hiệu đột quỵ như đột ngột tê hoặc yếu nửa người (một bên tay chân), ngất hoặc hôn mê, mất hoặc rối loạn khả năng nói, rối loạn thị giác, đột ngột mất thăng bằng và phối hợp các động tác, đau đầu dữ dội, nôn không rõ nguyên nhân. Nếu người bệnh có một trong các triệu chứng trên, cần đưa người bệnh tới ngay bệnh viện hoặc phòng cấp cứu gần nhất.

-         Khó thở: người bệnh đột ngột khó thở dữ dội, vã mồ hôi. Cần gọi người cấp cứu và gọi cấp cứu 115 ngay lập tức. Đồng thời, bạn cho người bệnh nằm đầu cao, cho người bệnh thở oxy nếu có.

 

-         Đau đột ngột chân hoặc tay: Người bệnh đi đau đột ngột chân hoặc tay, đau dữ dội. Chân hoặc tay đau lạnh, nhợt hơn so với bên đối diện. Đây có thể là biểu hiện tắc động mạch cấp tính của chân hoặc tay. Khi gặp người bệnh có biểu hiện này, bạn cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức để phẫu thuật lấy cục huyết khối trong lòng mạch ở chân hoặc tay của người bệnh.

www.phongkhamtimmach.com.vn
5273492414ss2.jpg
9328081756ss3.jpg
4171270800ss4.jpg
0068350386ss5.jpg
8434398072ss6.jpg
2439127405ss7.jpg
5516305632ss8.jpg
6029266584ss9.jpg
9580205007ss10.jpg
8158951314ss11.jpg
5008318885ss12.jpg

 PHÒNG KHÁM NỘI - TIM MẠCH & TAI - MŨI - HỌNG
BSCK2 HUỲNH QUỐC BÌNH - BỆNH VIỆN TIM MẠCH AN GIANG
Email: bsbinh@gmail.com      - Website: www.phongkhamtimmach.com.vn
ĐTDĐ: 0913.66.41.42 - 0913.979.595             - ĐTCĐ: 02963.853.858
Địa chỉ: 15 Nguyễn Thái Học - P. Mỹ Bình - TP Long Xuyên - An Giang
© 2014-2015 PK Nội-Tim mạch - Tai-Mũi-Họng, All Rights Reserved
 Hotline:
0913.66.4142
   Chia sẻ với bạn bè trên Facebook